HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM

                 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐOÀN CHỦ TỊCH

                   Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:          /QC-ĐCT

 

 

                             Hà Nội, ngày 16 tháng 7 năm 2013

QUY CHẾ

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC VIỆN PHỤ NỮ VIỆT NAM

(Ban hành kèm theo Quyết định số 479 ĐCT- HVPNVN)

Ngày 16 tháng 07 năm 2013 của Đoàn Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Phạm vi và đối tượng áp dụng

1.        Quy chế này quy định: cơ cấu tổ chức bộ máy và hoạt động của Học viện Phụ nữ Việt Nam (sau đây gọi tắt là Học viện), bao gồm: Tổ chức, bộ máy; Công chức, viên chức; Người học; tổ chức và quản lý các hoạt động; mối quan hệ công tác; Thanh tra, Kiểm tra, Khen thưởng và xử lý vi phạm của Học viện Phụ nữ Việt Nam.

2.        Quy chế này áp dụng đối với các đơn vị, tổ chức trực thuộc Học viện; với  toàn thể cán bộ, viên chức, người học của Học viện và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 2: Vị trí Pháp lý của Học viện Phụ nữ Việt Nam

1.             Học viện Phụ nữ Việt Nam là cơ sở giáo dục đại học công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân, trực thuộc Trung ương (TW) Hội LHPN Việt Nam, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng; chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hoạt động theo chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của Luật Giáo dục, Điều lệ trường Đại học, các quy định của TW Hội LHPN Việt Nam.

2.             Học viện lấy ngày 8/3/1960 (ngày thành lập Trường Cán bộ phụ nữ Trung ương) làm ngày truyền thống.

3.      Tên giao dịch của Học viện

a)            Tên tiếng Việt: Học viện Phụ nữ Việt Nam.

b)           Tên tiếng Anh: Vietnam Women’s Academy (viết tắt là: VWA).

4.             Địa chỉ:

a)            Trụ sở chính: số 68 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

b)     Phân hiệu của Học viện: Số 620 – Đường Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Bình, Quận 9 – TP Hồ Chí Minh.

5.      Website: www.hvpnvn.edu.vnhoặc www.hvpnvn.gov.vn

Điều 3: Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn

1.      Chức năng

–       Học viện Phụ nữ Việt Nam có chức năng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Hội LHPN các cấp, cán bộ làm công tác phụ nữ, cán bộ nữ cho hệ thống chính trị và tham gia đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, đáp ứng nhu cầu xã hội.

–       Nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn tham mưu cho Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch TW Hội LHPN Việt Nam trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác Hội và phong trào phụ nữ; nghiên cứu tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước những vấn đề liên quan đến phụ nữ, công tác phụ nữ, bình đẳng giới và nghiên cứu phục vụ đào tạo, bồi dưỡng của Học viện.

2.      Nhiệm vụvà quyền hạn

a.      Xác định tầm nhìn, xây dựng chiến lược và kế hoạch tổng thể phát triển Học viện qua từng giai đoạn, kế hoạch hoạt động hàng năm.

b.      Triển khai, thực hiện hoạt động đào tạo

–       Phát triển các chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng theo mục tiêu xác định; bảo đảm sự liên thông giữa các chương trình và trình độ đào tạo.

–       Xây dựng  kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các ngành nghề được phép đào tạo; xây dựng hệ thống chuyển đổi tín chỉ với các cơ sở đào tạo khác. Xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh, tổ chức quá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng, tổ chức và quản lý đào tạo…

–       Tự đánh giá chất lượng đào tạo và chịu sự kiểm định chất lượng đào tạo của cơ quan có thẩm quyền; xây dựng và phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng của Học viện; tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của Học viện.

–       Lựa chọn tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục để đăng ký kiểm định; được quyền khiếu nại, tố cáo và khiếu kiện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các quyết định, kết luận, hành vi của tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục .

c.      Triển khai, thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ

–         Tổ chức thực hiện nghiên cứu về công tác Hội, công tác Phụ nữ, bình đẳng Giới và nghiên cứu về nội dung, chương trình…nâng cao chất lượng đào tạo

–         Xây dựng, thực hiện chiến lược và kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ của Hội LHPN Việt Nam và của Học viện.

–         Là đầu mối hoạt động khoa học của cơ quan TW Hội LHPN Việt Nam; tổ chức thực hiện các hoạt động nâng cao năng lực nghiên cứu cho cán bộ Hội các cấp.

–         Tham gia tuyển chọn và thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giao; sử dụng có hiệu quả kinh phí đầu tư phát triển khoa học công nghệ; ký kết, thực hiện hợp đồng khoa học công nghệ Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; chuyển giao, chuyển nhượng kết quả hoạt động khoa học và công nghệ, công bố kết quả hoạt động khoa học và công nghệ; bảo vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân trong hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ của Học viện.

–         Xây dựng, quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu về các hoạt động Đào tạo, Khoa học và công nghệ, công chức viên chức, Hợp tác quốc tế của Học viện;

d.      Triển khai, thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế

–         Hợp tác, liên kết, nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân nhằm nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo và khoa học công nghệ của Học viện.

–         Đào tạo, bồi dưỡng, trao đổi cán bộ quản lý, giảng viên, nghiên cứu viên và người học của Học viện với các tổ chức, cá nhân về giáo dục, văn hóa, nghiên cứu khoa học.

–         Tham gia các tổ chức giáo dục, khoa học, hội nghề nghiệp khu vực và quốc tế.

e.       Thực hiện các công tác về tổ chức bộ máy, cán bộ

–         Tuyển dụng, quản lý, xây dựng, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên, viên chức, người lao động; định kỳ thực hiện đánh giá công chức, viên chức của Học viện.

–         Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ công chức, viên chức và người lao động của Học viện; tổ chức cho công chức, viên chức tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với ngành nghề đào tạo và nhu cầu của xã hội.

–         Tham gia vào quá trình điều động của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền đối với cán bộ công chức, viên chức.

f.       Quản lý người học

–         Xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch, biện pháp quản lý giáo dục người học; phối hợp với các cơ quan, tổ chức và gia đình thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện cho người học. Thực hiện các chế độ, chính sách theo quy định hiện hành, quan tâm chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho người học.

–         Dành kinh phí để thực hiện chính sách xã hội đối với người học được hưởng chính sách xã hội, đối tượng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

g.      Thực hiện các công tác liên quan đến tài chính, tài sản của đơn vị

–         Được thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính do nhà nước quy định đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động.

–         Được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, cơ sở vật chất; được miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật.

–         Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật; sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của Học viện và chi cho các hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật.

h.      Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố nơi cơ sở giáo dục của Học viện đặt trụ sở hoặc có tổ chức hoạt động đào tạo theo quy định.

i.        k. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật; của Đoàn Chủ tịch TW Hội LHPN Việt Nam và của Bộ Giáo dục Đào tạo.

Điều 4: Trách nhiệm dân sự của Học viện

1.      Học viện Phụ nữ Việt Nam có trách nhiệm công khai và giải trình với xã hội, các bên liên quan về các hoạt động của Học viện và kết quả của các hoạt động đó; có trách nhiệm thực hiện các cam kết với cơ quan quản lý Nhà nước, với các bên liên quan và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động để đạt được các cam kết ấy.

2.      Học viện Phụ nữ Việt Nam có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật, không để bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào lợi dụng danh nghĩa và cơ sở vật chất của Học viện để tiến hành các hoạt động trái với các quy định của pháp luật, trái với quy định của Luật Giáo dục, điều lệ trường Đại học và qui định của Hội LHPN Việt Nam.

Chương II

TỔ CHỨC, BỘ MÁY

MỤC I: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA HỌC VIỆN

Điều 5: Quy định chung về cơ cấu tổ chức

1.      Cơ cấu tổ chức của Học viện doChủ tịch Hội LHPN Việt Nam quyết định trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Học viện.

2.      Số lượng cán bộcông chức, viên chức trong biên chế của Học viện do Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam phân bổ trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Học viện và Trưởng Ban Tổ chức Hội LHPN Việt Nam.

Điều 6: Cơ cấu tổ chức của Học viện

Cơ cấu tổ chức của Học viện Phụ nữ Việt Nam bao gồm:

1.      Đảng bộ Học viện.

2.      Hội đồng Học viện.

3.      Ban Giám đốc Học viện

4.      Hội đồng khoa học và đào tạo Học viện.

5.      Các tổ chức chính trị xã hội: Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ.

6.      Các đơn vị trực thuộc Học viện

a.        Các khoa chuyên môn: Khoa Khoa học cơ bản, Khoa Quản trị kinh doanh, Khoa Công tác xã hội.

b.        Các phòng chức năng: Phòng Đào tạo, Phòng Tổ chức Hành chính, Phòng Hợp tác Quốc tế.

c.        Các Trung tâm: Trung tâm Đào tạo và nâng cao năng lực Phụ nữ; Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ; Trung tâm Công nghệ Thông tin – Thư viện.

d.        Viện Nghiên cứu phụ nữ, gồm các Phòng: Phòng Nghiên cứu Phong trào Phụ nữ, Phòng nghiên cứu Giới và Phát triển; Phòng nghiên cứu Gia đình và các vấn đề xã hội.

e.        Phân hiệu Học viện Phụ nữ Việt Nam (tại TP Hồ Chí Minh), bao gồm Phòng Tổ chức Hành chính, Phòng Đào tạo, khoa Khoa học cơ bản, khoa Công tác phụ nữ.

Trong quá trình hoạt động, trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Học viện và Trưởng ban Tổ chức Hội LHPN Việt Nam, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam xem xét, quyết định bổ sung, điều chỉnh về cơ cấu tổ chức bộ máy cho  phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển của Học viện.

MỤC II: ĐẢNG BỘ HỌC VIỆN VÀ CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ XÃ HỘI

Điều 7: Đảng bộ Học viện

1.      Đảng bộ Học viện Phụ nữ Việt Nam là đảng bộ trực thuộc Đảng bộ cơ quan Trung ương hội LHPN Việt Nam.

2.      Đảng bộ Học việnlà hạt nhân chính trị của Học viện, lãnh đạo Học viện thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; lãnh đạo thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nhiệm vụ, công tác của Học viện; hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, đảng viên và quần chúng; xây dựng đảng bộ trong sạch vững mạnh.

3.      Đảng bộ Học viện hoạt động theo các quy định củaĐiều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên và quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ Học viện.

Điều 8: Các tổ chức chính trị xã hội

1.      Học viện có các tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ.

2.      Các tổ chức chính trị – xã hội của Học viện có nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng, động viên và phát huy tính tích cực của các đoàn viên/hội viên trong tổ chức mình, góp phần thực hiện nhiệm vụ của Học viện; chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng và hợp pháp của đoàn viên/hội viên; tham gia vào công việc quản lý chung của Học viện.

3.      Tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên và Hội Phụ nữ trong Học viện hoạt động theo quy định của pháp luật và Điều lệ của tổ chức, có trách nhiệm góp phần thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục theo quy định của Luật Giáo dục, phù hợp với tôn chỉ mục đích, chức năng, nhiệm vụ của đoàn thể, tổ chức xã hội trong Học viện.

MỤC III: HỘI ĐỒNG HỌC VIỆN

Điều 9: Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng Học viện

1.      Hội đồng Học viện chịu trách nhiệm quyết địnhvề phương hướng hoạt động của Học viện, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho Học viện, gắn Học viện với cộng đồng và xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục.

2.      Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng Học viện.

a.        Quyết nghị về mục tiêu, chiến lược và kế hoạch phát triển của Học viện bao gồm kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn và hàng năm.

b.        Quyết nghị về quy chế hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

c.        Quyết nghị về chủ trương xây dựng bộ máy tổ chức, chủ trương tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, chủ trương về tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị; huy động nguồn lực cho Học viện.

d.        Quyết nghị về định hướng hoạt động đào tạo, khoa học công nghệ của Học viện.

e.        Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của hội đồng Học viện, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của Học viện.

f.         Hàng năm tổ chức đánh giá Giám đốc, Phó Giám đốc, các hoạt động của Hội đồng khoa học và đào tạo và các Hội đồng tư vấn khác (nếu có) theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

g.        Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo cơ quan quản lý Nhà nước, giải trình về các hoạt động, việc thực hiện các cam kết và kết quả dự kiến của Học viện.

h.        Giới thiệu nhân sự để Đảng Đoàn cơ quan Trung ương Hội LHPN Việt Nam bổ nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc Học viện.

i.                     Giám sát các hoạt động của Học viện; định kỳ hoặc đột xuất yêu cầu Giám đốc Học viện báo cáo và giải trình về các hoạt động của Học viện; khi cần thiết, yêu cầu các đơn vị trong Học viện báo cáo, giải trình về các hoạt động liên quan.

j.          Cho ý kiến về việc thành lập, sáp nhập, chia tách và giải thể các đơn vị trong Học viện; kế hoạch ngân sách, mức học phí; chỉ tiêu tuyển sinh, kế hoạch tuyển sinh và phương thức tuyển sinh; danh sách thành viên của Hội đồng khoa học và đào tạo, Hội đồng tư vấn.

Điều 10: Thành phần, thủ tục thành lập và hoạt động của Hội đồng Học viện

1.      Hội đồng Học viện bao gồm Giám đốc, các Phó Giám đốc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đại diện một số đơn vị của Học viện; đại diện TW Hội LHPN Việt Nam; một số chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, khoa học công nghệ.

2.      Chủ tịch Hội đồng Học viện do Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam bổ nhiệm; tiêu chuẩn của Chủ tịch Hội đồng Học viện theo quy định của khoản 2, điều 20 của Luật Giáo dục Đại học.

3.      Nhiệm kỳ hoạt động của Hội đồng Học viện là 5 năm và theo nhiệm kỳ của Giám đốc Học viện. Hội đồng Học viện làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số.

4.      Thủ tục thành lập, số lượng và cơ cấu; nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch, Thư ký Hội đồng Học viện; việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các thành viên Hội đồng Học viện được quy định cụ thể trong Hướng dẫn thực hiện quy chế Tổ chức và hoạt động của Học viện Phụ nữ Việt Nam do Giám đốc Học viện ban hành.

MỤC III: BAN GIÁM ĐỐC HỌC VIỆN

Điều 11:Ban Giám đốc

1.      Ban Giám đốc Học viện gồm Giám đốcvà các Phó Giám đốc Học viện do Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm. Ban Giám đốc Học viện giải quyết công việc theo nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật Giáo dục, điều lệ trường Đại học, các quy định pháp luật hiện hành, các quy định khác của Hội LHPN Việt Nam và Quy chế này.

2.      Trách nhiệm và quyền hạn của tập thể Ban Giám đốc Học viện được quy định trong Hướng dẫn thực hiện quy chế Tổ chức và hoạt động của Học viện Phụ nữ Việt Nam do Giám đốc Học viện ban hành.

Điều 12: Giám đốc Học viện

1.      Giám đốc Học viện là người đại diện theo pháp luật của Học viện; chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của Học viện theo quy định của pháp luật, Điều lệ trường đại học, các quy định của Đoàn Chủ tịch TW Hội LHPN Việt Nam và Quy chế này.

2.      Tiêu chuẩn của Giám đốc Học viện

a.        Có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chấp hành nghiêm chỉnh đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

b.        Có phẩm chất, đạo đức tốt, có uy tín trong giới khoa học, đào tạo, có năng lực quản lý và đã có ít nhất 5 năm tham gia giảng dạy và quản lý giáo dục đại học.

c.        Có bằng tiến sỹ.

d.        Nhiệt tình, thiết tha vì sự bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc của Phụ nữ, có kinh nghiệm và am hiểu công tác vận động phụ nữ

e.        Có khả năng quy tụ cán bộ công chức viên chức, được mọi người tín nhiệm

f.         Có khả năng lãnh đạo, vận động, thu hút tập hợp phụ nữ, nắm bắt thực tiễn, đề xuất chủ trương, giải pháp, đóng góp vào sự lãnh đạo của BCH và vận dụng sáng tạo chủ trương của Hội LHPNVN vào thực tiễn công việc trong lĩnh vực được phân công

g.        Có sức khỏe tốt; còn 10 năm công tác tính đến thời điểm nghỉ hưu theo qui định. Những trường hợp đặc biệt Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đoàn Chủ tịch TW Hội LHPN Việt Nam xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ trước khi quyết định.

Điều 13: Quyền hạn, trách nhiệm của Giám đốc Học viện

1.      Về tổ chức và nhân sự

a.        Trên cơ sở chủ trương, quy định, quyết định phân cấp của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Giám đốc Học viện được:

–         Ban hành Quyết định thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các đơn vị trực thuộc của Học viện theo quy định của pháp luật hiện hành, quy định/quyết định của Đoàn Chủ tịch TW Hội LHPN Việt Nam .

–         Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh trưởng, phó các đơn vị trực thuộc Học viện theo quy định về phân cấp quản lý của Đoàn Chủ tịch TW Hội LHPN Việt Nam.

b.        Giám đốc Học viện được quy định:

–       Ban hành, bãi bỏ các quy chế, quy định trong nội bộ Học viện theo quy định của pháp luật hiện hành, quy định của Đoàn chủ tịch TW Hội LHPN Việt Nam và nghị quyết của Hội đồng Học viện.

–       Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên, tổ chức bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và tạo điều kiện cho công chức, viên chức tham gia các hoạt động chính trị – xã hội.

–       Tổ chức tuyển dụng viên chức; quyết định việc tiếp nhận, chuyển ngạch theo thẩm quyền phù hợp với cơ cấu cán bộ, nhân viên của Học viện và tiêu chuẩn chức danh của ngành giáo dục; quyết định cho thôi việc và thuyên chuyển công tác viên chức và ký hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật; quyết định nâng lương thường xuyên, lương trước thời hạn; phụ cấp thâm niên nhà giáo, thâm niên vượt khung đối với viên chức thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật và quy định phân cấp quản lý của Đoàn Chủ tịch TW Hội LHPN Việt Nam.

2. Về hoạt động đào tạo

Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo được quy định tại mục II chương III của Quy chế này.

3.      Về hoạt động nghiên cứu khoa học

Chỉ đạo và tổ chức thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học được quy định tại mục III chương III của Quy chế này.

4.      Về hoạt động hợp tác quốc tế

a.        Chỉ đạo và tổ chức thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế được quy định tại mục IV, Chương III của Quy chế này.

b.        Quản lý các đoàn đi công tác nước ngoài và các đoàn nước ngoài đến làm việc với Học viện trong phạm vi hoạt động của Học viện the