Với 7 chuyên đề nghiệp vụ gồm: Tưởng Hồ Chí Minh về công tác phụ nữ; quyền và nghĩa vụ của phụ nữ trong pháp luật Việt Nam; Công tác tham gia xây dựng, giám sát và phản biện xã hội về LP-CS bình đẳng giới; Công tác kiểm tra trong hệ thống Hội; Công tác tuyên truyền giáo dục; Phương pháp nắm bắt và phản ánh tâm tư, nguyện vọng của phụ nữ và 1 báo cáo thời sự về “Tình hình biển đảo” rất sát hợp, thiết thực với cán bộ cả 3 cấp. Lớp bồi dưỡng đã được các giảng viên của Trường chính trị Tỉnh và Trung tâm bồi dưỡng cán bộ- Học viện phụ nữ Việt Nam nhiệt tình truyền đạt nên có thể nói đây là lớp học rất thành công. Số lượng học viên đông- với 195 chị- nhưng đều là cán bộ chủ chốt của 3 cấp- nên tinh thần thái độ của học viên rất tự giác, trách nhiệm, tích cực tham gia đầy đủ, nghiêm túc các buổi học. Mặc dù đa số các học viên từ các huyện, xã và thị trấn xa như Ninh Sơn, Bác Ái, Thuận Bắc, Ninh Hải, Thuận Nam nên điều kiện đi lại, ăn ở gặp rất nhiều khó khăn; vừa học vừa thu xếp giải quyết công việc ở địa phương nhưng đến lớp học chị em đều rất tích cực, sôi nổi, hào hứng tham gia các hoat động học tập theo yêu cầu của giảng viên. Ham học hỏi, cầu thị là đặc điểm nổi bật của tất cả các học viên trong lớp.
Gặp gỡ chị em giờ giải lao, giảng viên và học viên cùng nhau chia sẻ các kinh nghiệm thực tiễn về công tác Hội, nhất là thực tiễn triển khai các nhiệm vụ trọng tâm, phong trào thi đua ở các địa bàn có phụ nữ dân tộc, tôn giáo. Đặc điểm của Ninh Thuận là tỉnh đa số là người Kinh nhưng cũng có dân tộc thiểu số như Chăm, Raglay…; về tín ngưỡng có nhiều đạo giáo như: Tin Lạnh, Thiên chúa cơ đốc giáo, đạo Phật và tín ngưỡng thờ cúng tại các Tháp Chàm của đồng bào Chăm. Kinh tế- văn hóa- xã hội của Ninh Thuận đang từng bước được nâng lên, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn do trình độ dân trí không đồng đều, sản xuất nông nghiệp chưa phát triển, vẫn chịu ảnh hưởng của thời tiết, thiên tai và dịch bệnh. Do đó tuyên truyền, vận động phụ nữ; thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Hội: chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đánh của phụ nữ là công việc rất khó khăn, không chỉ yêu cầu về nghiệp vụ, kỹ năng mà còn đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao, sự nhiệt tình tâm huyết của đội ngũ cán bộ Hội các cấp.
Lớp học đã kết thúc với 100% học viên được cấp chứng chỉ, và hơn thế nữa- chúng tôi tin tưởng rằng đội ngũ cán bộ Hội của Ninh Thuận sẽ năng động, sáng tạo vận dụng những kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ vào thực tiễn công tác phụ nữ, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội phụ nữ Việt Nam lần thứ XI và nhiệm vụ chính trị của địa phương.