Đối với hoạt động giám sát,các cấp hội LHPNsẽ tập trung 2 nội dung:

(1) Giám sát việc triển khai và thực hiện trách nhiệm của Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp trong việc thực hiện Nghị định số 56/2012/NĐ-CP

Từ đó có những kiến nghị, đề xuất đối với UBND các cấp thực hiện đúng quy định; đặc biệt đề xuất các giải pháp thúc đẩy việc thực hiện các quy định tại Điều 4, Điều 6 Nghị định số 56/2012/NĐ-CPvà kiến nghị những vấn đề phát sinh trong thực tế triển khai và thực hiện Nghị địnhcủa Chính phủ.

Trung ương Hội LHPN Việt Nam dự kiến tổ chức đoàn giám sát tại 02 bộ, ngành (Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa–Thể thao và Du lịch) và 03 tỉnh Bắc Giang, Bình Định, Long An: Làm việc với Bộ, ngành, UBND các cấp, các sở, ngành, phòng, ban có liên quan (Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Tư pháp, Sở Lao động, Thương Binh và Xã hội…); tọa đàm với cán bộ Hội LHPN các cấp.

(2) Rà soát chính sách thai sản đối với phụ nữ nông thôn và nhà trẻ khu vực nông thôn.

Hội LHPN Việt Nam sẽ tiến hành nghiên cứu khảo sát nhu cầu và mong muốn của phụ nữ nông thôn về chính sách thai sản và vấn đề nhà trẻ khu vực nông thôn; đề xuất kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách.

Nội dung rà soát bao gồm: Rà soát các quy định của trung ương và địa phương về chính sách thai sản đối với phụ nữ nông thôn và vấn đề nhà trẻ khu vực nông thôn; thu thập ý kiến của phụ nữ nông thôn và các đối tượng liên quan (thành viên trong gia đình, chính quyền địa phương..) về những khó khăn khi sinh con cần được hỗ trợ và vấn đề nhà trẻ khu vực nông thôn; nắm bắt nhu cầu và mong muốn của phụ nữ nông thôn về chính sách thai sản và vấn đề nhà trẻ khu vực nông thôn.

          Trung ương Hội LHPN Việt Nam dự kiến tổ chức khảo sát tại 04 tỉnh Hà Nam, Hòa Bình, TT Huế, Sóc Trăng.

Đối với hoạt đông phản biện xã hội, Hội LHPN Việt Nam tập trung nghiên cứu phản biện xã hội đối vi dtho BLut Dân s(sa đi) nhằm đềxuất, kiến nghịbổsung, sửa đổi các vấn đềcó liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của phụnữvà bình đẳng giới.

          Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức hoạt động tham vấn đóng góp ý kiến của các chuyên gia, luật sư, luật gia, đại diện ngành Tòa án, Viện kiểm sát và cán bộ, hội viên phụ nữ đối với dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi): Tổ chức 01 Hội thảo tại Hà Nội tham vấn ý kiến các chuyên gia về giới, Luật pháp chính sách góp ý dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi); Tổ chức 4 Hội thảo ở 4 tỉnh/thành phố: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội,à  Thái Bình, Đăk Lắk tham vấn ý kiến góp ý của cán bộ, hội viên phụ nữ góp ý dự thảo Bộ Luật Dân sự.

          Xây dựng báo cáo tổng hợp ý kiến các tầng lớp phụ nữ góp ý Bộ luật Dân sự (sửa đổi) và văn bản phản biện xã hội dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) của Trung ương Hội LHPN Việt Nam.

          Chuẩn bị văn bản góp ý đối với dự thảo Bộ luật Dân sự tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội Khóa XIII.

Đối với hoạt động tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, hội viên phụ nữ đối với nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, phát động và đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động trong các tầng lớp hội viên phụ nữ, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế – xã hội chào mừng Đại hội Đảng các cấp.

Hội LHPN các cấp căn cứ vào kế hoạch Đại hội của Đảng bộ cùng cấp để tổ chức cho cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện của Đại hội; việc tham gia đóng góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện của Đại hội Đảng các cấp quán triệt phản biện xã hội theo đúng quy định của Quy chế giám sát và phản biện xã hội, cụ thể như sau:

           Ở các địa phương: Hội LHPN tổ chức cho phụ nữ tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo báo cáo chính trị của Đại hội đảng bộ cơ sở cấp xã theo kế hoạch của cấp ủy địa phương. Ban Thường vụ Hội LHPN các cấp tổ chức các hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo các văn kiện của Đại hội đảng bộ cùng cấp và các dự thảo văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng đối với Ủy viên Ban chấp hành, cán bộ hưu trí, hội viên phụ nữ tiêu biểu theo kế hoạch của cấp ủy cùng cấp.

          Ở cơ quan chuyên trách của Hội LHPN các cấp: Tổ chức cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện của Đại hội Đảng bộ cùng cấp và các dự thảo văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng theo kế hoạch chung của Trung ương và cấp ủy cùng cấp.

          Thực hiện giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo đúng quy định tại Quyết định số 217 và Quyết định số 218 – của Bộ Chính trị (khóa XI) và Thông tri hướng dẫn về giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc.