Quy chế khẳng định rõ vị trí vai trò, mục tiêu hoạt động khoa học công nghệ. Cụ thể: Hoạt động KH&CN là một trong những hoạt động trọng tâm, bắt buộc triển khai tại Học viện Phụ nữ Việt Nam; Hoạt động KH&CN có đóng góp quan trọng vào thực hiện các mục tiêu chiến lược, sứ mệnh, tầm nhìn của Học viện; góp phần phát triển Học viện trở thành một cơ sở nghiên cứu khoa học uy tín trên nhiều lĩnh vực, trong đó có nghiên cứu về phụ nữ và bình đẳng giới.

Mục tiêu hoạt động KH&CN tại Học viện Phụ nữ Việt Nam (trích Điều 3, mục 2):

  1. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo thông qua NCKH, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ở trường đại học, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội bền vững của đất nước;
  2. Nâng cao trình độ và năng lực của viên chức và người lao động, bao gồm các nhóm nghiên cứu mạnh trong một số lĩnh vực khoa học;
  3. Thúc đẩy hợp tác về KH&CN trong nước và quốc tế, hội nhập với các trường đại học trong khu vực và trên thế giới;
  4. Cập nhật các tri thức về KH&CN, quản lý khoa học hiện đại, tiên tiến trong nước và quốc tế.

Nội dung hoạt động KH&CN tại Học viện Phụ nữ Việt Nam (trích Điều 40

  1. Thực hiện đề xuất, tham gia tuyển chọn, chủ trì hoặc tham gia tổ chức, chỉ đạo, thực hiện các chương trình, đề án, dự án, đề tài NCKH, phát triển KH&CN, tiến hành các hoạt động tư vấn theo đặt hàng, viết báo cáo chuyên đề, thực hiện nghiên cứu các đề tài, đề án và dự án.
  2. Công bố khoa học bao gồm báo cáo trình bày, trình diễn sản phẩm KH&CN tại hội nghị, hội thảo, seminar từ cấp khoa trở lên và đăng tải các bài báo trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước; đăng tải các bài báo trong các kỷ yếu/trình bày tại các hội thảo khoa học chuyên ngành trong nước và quốc tế; viết và xuất bản sách chuyên khảo, tài liệu tham khảo phục vụ việc giảng dạy, học tập và NCKH.
  3. Các hoạt động NCKH phục vụ đào tạo như tổ chức, hướng dẫn hoạt động NCKH của sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, xây dựng và chỉnh sửa chương trình đào tạo, biên soạn, chỉnh sửa đề cương môn học, biên soạn, chỉnh sửa tập bài giảng, giáo trình và tài liệu giảng dạy khác; biên dịch, hiệu đính giáo trình, tài liệu học tập tiếng nước ngoài.
  4. Biên tập, phản biện bài viết trong các kỷ yếu Hội thảo các cấp có phản biện; hoạt động phản biện, biên tập cho Tạp chí khoa học của Học viện.
  5. Các hoạt động nâng cao năng lực NCKH của viên chức, người lao động như tổ chức các hội thảo khoa học quốc gia, quốc tế, hội thảo khoa, các toạ đàm về NCKH.
  6. Tổ chức xây dựng chiến lược, kế hoạch chiến lược phát triển Học viện, theo các lĩnh vực cụ thể; xây dựng đề án, chương trình, dự án thành lập, phát triển các phòng, trung tâm nghiên cứu chuyên ngành, phát triển các hoạt động hợp tác trong và ngoài nước về NCKH.
  7. Tham gia các cuộc thi sáng tạo khoa học – kỹ thuật và các hoạt động khác về KH&CN.
  8. Hoạt động sở hữu trí tuệ, bao gồm: Phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích đã được cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan áp dụng chứng nhận; bảo hộ, phân định quyền tác giả cho các sản phẩm KH&CN.
  9. Cung cấp các dịch vụ và chuyển giao KH&CN cho các đối tượng là tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế theo đúng quy định của pháp luật.
  10. Hoạt động quản lý thông tin KH&CN của Học viện.

Quy chế bao gồm 09 Chương và 26 biểu mẫu. Cụ thể các chương như sau:

Chương 1. Quy định chung về Hoạt động Khoa học và Công nghệ

Chương 2. Quản lý nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ cấp Quốc gia, cấp Bộ, cấp Học viện và tương đương

Chương 3. Tổ chức và quản lý biên soạn, thẩm định, sử dụng giáo trình, tập bài giảng, tài liệu giảng dạy khác

Chương 4. Quản lý và tổ chức Hội thảo, toạ đàm Khoa học và Công nghệ

Chương 5. Ứng dụng kết quả hoạt động Khoa học và Công nghệ

Chương 6. Hội đồng Khoa học và Đào tạo cấp Khoa/Viện

Chương 7. Quy định Đạo đức trong hoạt động Khoa học và Công nghệ

Chương 8. Khen thưởng và xử lý vi phạm

Chương 9. Tổ chức, quản lý hoạt động Khoa học và Công nghệ.

Chi tiết Quy chế KH&CN tại đây