Với chủ đề “Bình đẳng giới trên báo chí, truyền thông trong bối cảnh công nghệ số”, nội dung hội thảo tập trung vào 03 chủ đề bộ phận:  

– Chủ đề 1Truyền thông trong bối cảnh công nghệ số 

– Chủ đề 2Thực trạng vấn đề giới trên báo chí, truyền thông  

– Chủ đề 3Một số vấn đề khác liên quan đến chủ đề Hội thảo (trên các góc độ pháp luật, đạo đức, văn hoá, thực hành…) 

Hội thảo sẽ được lắng nghe các tham luận của những diễn giả có uy tín trong lĩnh vực báo chí, truyền hình, bình đẳng giới như:

Vai trò của báo chí, truyền thông thúc đẩy bình đẳng giới trong môi trường số‘ do Nhà báo Phí Quốc Thuyên, Phó Tổng biên tập Báo Phụ nữ Việt Nam trình bày;

Tham luận: ‘Dục hóa cơ thể nữ giới trong truyền thông thương mại và giải trí‘ do TS. Đỗ Anh Đức, Trưởng bộ môn đa phương tiện – Viện đào tạo Báo chí và Truyền thông- Đại học Khoa học xã hội và nhân văn trình bày;

Tham luận: ‘Đánh giá vấn đề giới trên truyền thông trong đại dịch Covid- soi chiếu qua khung phân tích Moser‘ được trình bày bởi TS. Nguyễn Kiều Nga – cố vấn cao cấp của CSAGA;  

‘Phim truyền hình “Anh có phải đàn ông không” và những góc nhìn về định kiến với nam giới‘ do ThS. Đặng Diễm Quỳnh – Giám đốc Trung tâm phim truyền hình VFC – Đài truyền hình Việt Nam trình bày;

Tham luận: ‘Sách minh hoạt kĩ thuật số dành cho thiếu nhi, một phương tiện truyền thông về bình đẳng giới trong thời đại công nghệ số‘ do ThS. Kiến Thị Huệ – Giảng viên Khoa Truyền thông đa phương tiện – Học viện Phụ nữ Việt Nam trình bày;

Tham luận: “Phụ nữ tùng thư” và sự tiếp nhận của giới trẻ đối với tủ sách thông qua kênh truyền thông mạng xã hội Facebook‘ do ThS. Khúc Thị Hoa Phượng – Giám đốc NXB Phụ nữ trình bày.

Hội thảo khoa học Quốc gia “Bình đẳng giới trên báo chí, truyền thông trong bối cảnh công nghệ số” là một diễn đàn khoa học có ý nghĩa đặc biệt trong việc nhấn mạnh vai trò quan trọng của báo chí, truyền thông trong nâng cao nhận thức về bình đẳng và công bằng giới. Báo chí, truyền thông cũng cần tạo ra và duy trì các khuôn mẫu, chuẩn mực mới tiến bộ, phù hợp với sự phát triển, đồng thời dần dần loại bỏ những khuôn mẫu và chuẩn mực cũ không còn phù hợp.

Hội thảo đã nhận được hơn 80 đề xuất viết bài đến từ nhà khoa học, học giả trong nước và quốc tế; giảng viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh từ các cơ sở giáo dục, viện nghiên cứu; các nhà quản lý, hoạt động xã hội; các cơ quan báo chí, truyền thông. Qua quá trình phản biện, Ban Tổ chức đã lựa chọn và thông qua 37 tham luận chất lượng, đạt tiêu chuẩn về tính khoa học, tính lý luận và giá trị thực tiễn, được chọn in trên Kỷ yếu khoa học có chỉ số ISBN.

Mời bạn đọc quan tâm tham dự hội thảo Khoa học Quốc gia: Bình đẳng giới trên báo chí, truyền thông trong bối cảnh công nghệ số‘ vào 8h30, thứ Năm, ngày 27/10/2022 tại Phòng 305, nhà A2, Học viện Phụ nữ Việt Nam.