Di cư giúp đa dạng văn hóa và xã hội, người di cư mang theo giá trị, niềm tin, và nét đặc thù về văn hóa đến những vùng đất mới làm cho xã hội trở nên phong phú, đa dạng hơn. Di cư có đóng góp lớn về mặt kinh tế, lao động. Di cư có thể cung cấp lao động giá rẻ có kỹ năng tốt cho các quốc gia thiếu nhân lực, đóng góp vào sự phát triển kinh tế. Di cư cũng tạo cơ hội tái hợp với gia đình hoặc người thân tại đất nước mà học chuyển đến tạo nên các mô hình gia đình đa quốc gia hoặc đa dân tộc.

Tuy nhiên, sự di cư cũng mang lại những tác động tiêu cực cho xã hội như: Tạo áp lực lớn lên tài nguyên và môi trường của các khu vực tiếp nhận, dẫn đến sự cạnh tranh về tài nguyên và tác động đến môi trường; Tạo ra các tranh cãi và xung đột xã hội và chính trị, gây ra vấn đề cạnh tranh lao động và ảnh hưởng đến thu nhập của người dân trong nước, đặc biệt khi người dân trong nước cảm thấy bị đe dọa hoặc đối mặt với cạnh tranh với người di cư trong việc tiếp cận các dịch vụ và cơ hội; Di cư có thể gây ra áp lực lên hệ thống an ninh xã hội và tài chính của các nước đích, đặc biệt khi người di cư cần hỗ trợ xã hội hoặc y tế; Di cư có thể ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế và hợp tác giữa các quốc gia. Nó đặt ra các thách thức về chính trị và an ninh quốc tế; Vấn đề di cư cũng đặt ra các câu hỏi về nhân quyền và đạo đức, đặc biệt khi người di cư phải đối mặt với tình trạng trái với nhân quyền hoặc sự kỳ thị.

Tóm lại, vấn đề di cư có tác động phức tạp đến xã hội và đòi hỏi sự đối ứng thông qua các biện pháp chính trị, kinh tế, và xã hội để đảm bảo tích hợp, bảo vệ nhân quyền, và tối ưu hóa lợi ích cho cả người di cư và các nước tiếp nhận. Tiếp nối thành công của Hội thảo khoa học Quốc tế “Di cư và đa văn hoá: Sự thay đổi, thích ứng và các vấn đề giới” được Học viện Phụ nữ Việt Nam và Đại học Quốc gia Chonnam (Hàn Quốc) tổ chức thành công vào ngày 28/2/2019 tại Hà Nội, ngày 24/10/2023 hai đơn vị tổ chức Hội thảo khoa học Quốc tế với chủ đề: “Di cư quốc tế và Hội nhập xã hội: Hòa nhập và Phát triển bao trùm” (International Migration and Social Integration: Inclusion and Entire Development)

Hội thảo được tổ chức nhằm trao đổi kết quả nghiên cứu khoa học, tạo diễn đàn học thuật thảo luận các vấn đề liên quan đến sự thay đổi, thích ứng, về các vấn đề về di cư quốc tế và hòa nhập xã hội diễn ra trên thế giới, trong đó có Việt Nam, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc. Từ đó, đề xuất các giải pháp hạn chế mặt trái của di cư, tăng cường sự thích ứng của người di cư trong quá trình hòa nhập, hội nhập xã hội, thông qua đó thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển bền vững.

Hội thảo đón tiếp nhiều học giả, các đại biểu đến từ Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc và một số quốc gia khác; các học giả, các đại biểu đại diện một số Bộ và cơ quan ngang Bộ; đại diện lãnh đạo TƯ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; đại diện các ban, đơn vị TƯ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; các nhà khoa học đến từ các Viện nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Viện Nghiên cứu và phát triển xã hội; đại diện một số trường Đại học, Học viện; các tổ chức UN Women, Action Aid, Care, Oxfam, ADB; đại diện một số cơ quan báo chí, đài truyền hình; lãnh đạo, cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam tới tham dự hội thảo. 

Tại hội thảo, các đại biểu sẽ tập trung thảo luận 04 mảng nội dung chính: (1) Di cư và Giới (Migration and Gender); (2) Di cư và Chăm sóc sức khoẻ (Migration and Health Care); (3) Di cư và Bảo trợ xã hội (Migration and Social Protection);  (4) Vấn đề khác liên quan đến di cư (Other Migration-related Issues).

Sau quá trình phản biện độc lập, ban tổ chức cũng đã lựa chọn 39 bài báo khoa học để in ký yếu trong tổng số 80 bài được các tác giả trong và ngoài nước gửi về đóng góp cho hội thảo. Con số này chính là minh chứng thuyết phục về sức hút, sự hấp dẫn của chủ đề hội thảo đối với các nhà khoa học trong và ngoài nước.

Tiếp nối thành công của Hội thảo khoa học quốc tế “Di cư và đa văn hoá: Sự thay đổi, thích ứng và các vấn đề giới” được tổ chức tại Học viện Phụ nữ Việt Nam năm 2019, đây là lần thứ hai Hội thảo quốc tế về chủ đề di cư được Học viện Phụ nữ Việt Nam và Đại học Quốc gia Chonnam (Hàn Quốc) tổ chức tại Việt Nam.

Hội thảo sẽ được tổ chức trực tiếp tại: Phòng 305, nhà A2, Học viện Phụ nữ Việt Nam, 68 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội

Online trên link Teams

Thời gian: 8h – 17h ngày 24/10/2023

——————————————————————

Thông tin liên hệ đối với đại biểu trong nước:

ThS. Đỗ Thu Thuỷ

thuydt_gpt@vwa.edu.vn;

0943.112.485

——————

Contact information for foreign delegates:

Ms. Hoang Thi Huong Giang, Department of International Cooperation and Research Management

gianghth@vwa.edu.vn

024.3775.9041