Trang chủ      /     Hệ đào tạo

Gender and Development

Mã ngành đào tạo

7310399

Trình độ đào tạo

Đại học

Văn bằng tốt nghiệp

Bằng cử nhân

Thời gian đào tạo

4 năm
Tốt nghiệp sớm: 3,5 năm
Thời gian tối đa: 6 năm

Tổ hợp môn

A00: Toán – Lý – Hóa
A01: Toán – Lý – Anh
D01: Toán – Văn – Anh
C00: Văn – Sử – Địa

Tổng quan

Chương trình được thiết kế đảm bảo cho sinh viên ngành Giới và Phát triển sau khi tốt nghiệp đạt được những mục tiêu sau:

  • Hiểu và vận dụng được những kiến thức cơ bản về Giới và Phát triển.
  • Có tư duy khoa học, có khả năng nhận biết và tham gia góp phần giải quyết các vấn đề bất bình đẳng giới trong xã hội; có kỹ năng phân tích, lồng ghép giới trong một số lĩnh vực cụ thể; có khả năng nghiên cứu các vấn đề liên quan đến giới và phụ nữ.
  • Có tác phong, thái độ chuyên nghiệp, nhiệt tình và có trách nhiệm với công việc, có đạo đức nghề nghiệp; có thái độ công bằng, không phân biệt đối xử;
  • Có quan điểm lập trường và bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức tốt; luôn có ý thức tôn trọng và chấp hành chủ trương của Đảng, luật pháp chính sách của Nhà nước; hiểu biết các quy định, luật pháp trong nước và quốc tế về bình đẳng giới và chống phân biệt đối xử với phụ nữ.

Điều kiện tuyển sinh

TUYỂN THẲNG

THEO KẾT QUẢ THI THPT QUỐC GIA

HỌC BẠ

Cấu trúc chương trình

Cấu trúc chương trình

– Tổng số tín chỉ: 122 tín chỉ, chưa kể các học phần tiếng Anh (14 TC), giáo dục thể chất (3 TC) và Giáo dục quốc phòng (8 TC).

– Phân bổ theo các khối kiến thức như sau:

         + Giáo dục đại cương: 35 tín chỉ, trong đó các học phần bắt buộc là 31 tín chỉ, các học phần tự chọn là 04 tín chỉ;

         + Cơ sở ngành: 20 tín chỉ, trong đó các học phần bắt buộc là 16 tín chỉ, các học phần tự chọn là 04 tín chỉ;

         + Ngành và chuyên ngành: 47 tín chỉ, trong đó các học phần bắt buộc là 42 tín chỉ, các học phần tự chọn là 06 tín chỉ;

+ Bổ trợ: 04 tín chỉ tự chọn;

+ Chuyên đề thực hành: 07 tín chỉ;

+ Thực tập nghề nghiệp và khoá luận tốt nghiệp: 11 tín chỉ.

– Tỷ lệ tín chỉ thực hành/tổng số tín chỉ là : 38,0 %.

1. Kiến thức giáo dục đại cương (35 tín chỉ) – không bao gồm Giáo dục thể chất (3TC), Giáo dục quốc phòng (8TC) và Ngoại ngữ (14 TC))

1.1 Lý luận chính trị (11 tín chỉ)

1.2. Khoa học xã hội (11 tín chỉ)

1.3. Ngoại ngữ (17 tín chỉ)

1.4. Tin học – Khoa học tự nhiên (6 tín chỉ), giáo dục thể chất, quốc phòng – an ninh

1.5. Các học phần tự chọn (4 TC – Sinh viên chọn 2 trong 7 học phần)

2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (87 tín chỉ)

2.1 Kiến thức cơ sở của khối ngành (20 tín chỉ)

Các học phần bắt buộc (16 tín chỉ)

Các học phần tự chọn (4TC – Sinh viên chọn 2 trong 5 học phần)

2.2 Kiến thức của ngành và chuyên ngành (47 tín chỉ)

2.2.1 Kiến thức chung của ngành (9 tín chỉ)

2.2.2 Kiến thức chuyên sâu của ngành (39 tín chỉ)

Các học phần bắt buộc (33 tín chỉ)

2.2.3. Các học phần tự chọn (6 tín chỉ – Sinh viên chọn 2 trong 4 học phần)

2.3.Kiến thức bổ trợ (4 tín chỉ – Sinh viên chọn 2 trong 4 học phần)

2.4. Chuyên đề thực hành (7 tín chỉ)

2.5. Thực tập nghề nghiệp và khóa luận tốt nghiệp (11 tín chỉ)

Kế hoạch giảng dạy theo chuẩn đầu ra

Dự kiến kế hoạch giảng dạy

Cơ sở văn hóa Việt Nam

3 tín chỉ

Lý thuyết phát triển

4 tín chỉ

Học phần tự chọn 1 (phần 1.5)

4 tín chỉ

Xã hội học đại cương

3 tín chỉ

Pháp luật đại cương

3 tín chỉ

Tin học đại cương

8 tín chỉ

Giáo dục thể chất 1

1 tín chỉ

Tiếng Anh 1

1 tín chỉ

Giáo dục quốc phòng – an ninh

1 tín chỉ

Triết học Mác – Lênin

3 tín chỉ

Phương pháp nghiên cứu khoa học

2 tín chỉ

Nhập môn Giới và Phát triển

3 tín chỉ

Học phần tự chọn 2 (phần 2.1)

2 tín chỉ

Pháp luật bình đẳng giới

2 tín chỉ

Xây dựng và quản lý dự án phát triển

3 tín chỉ

Khởi nghiệp kinh doanh

3 tín chỉ

Giáo dục thể chất 2

1 tín chỉ

Tiếng Anh 2

3 tín chỉ

Kinh tế chính trị Mác – Lênin

2 tín chỉ

Phụ nữ học

3 tín chỉ

Tâm lý học đại cương

2 tín chỉ

Phát triển cộng đồng

3 tín chỉ

Phân tích giới

3 tín chỉ

Học phần tự chọn 3 (phần 1.5)

2 tín chỉ

Học phần tự chọn 4 (phần 2.1)

2 tín chỉ

Tiếng Anh 3

2 tín chỉ

Giáo dục thể chất 3

1 tín chỉ

Chủ nghĩa xã hội khoa học

2 tín chỉ

Kỹ năng tuyên truyền vận động giới

3 tín chỉ

Nghiệp vụ công tác phụ nữ

3 tín chỉ

Điều tra xã hội học

2 tín chỉ

Lồng ghép giới

3 tín chỉ

Học phần tự chọn 5 (phần 2.2.3)

3 tín chỉ

Tiếng Anh 4

3 tín chỉ

Lịch sử Đảng cộng sản Việt nam

2 tín chỉ

Thực hành tuyên truyền vận động giới

2 tín chỉ

Thực hành phân tích, lồng ghép giới

3 tín chỉ

Thực hành xây dựng và quản lý dự án phát triển

2 tín chỉ

Kiến thức bổ trợ – Học phần 1 (phần 2.3)

2 tín chỉ

Giới trong truyền thông

3 tín chỉ

Học phần tự chọn 6 (phần 2.2.3)

3 tín chỉ

Tiếng anh 5

2 tín chỉ

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2 tín chỉ

Giới trong kinh tế và quản trị

3 tín chỉ

Giới trong chính sách công

3 tín chỉ

Giới trong dân số và gia đình

3 tín chỉ

Đánh giá tác động giới

3 tín chỉ

Kiến thức bổ trợ – Học phần 2 (phần 2.3)

2 tín chỉ

Tiếng Anh chuyên ngành Giới và Phát triển

3 tín chỉ

Giới trong khoa học và công nghệ

3 tín chỉ

Giới trong môi trường

3 tín chỉ

Giới trong chính trị

3 tín chỉ

Thực tập tốt nghiệp

6 tín chỉ

Khóa luận tốt nghiệp hoặc học…

6 tín chỉ

Môn học tiên quyết

Môn học bắt buộc

Môn học chuyên ngành

Môn học tự chọn

Môn học tiên quyết

Môn học bắt buộc

Môn học chuyên ngành

Chuẩn đầu ra

Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ được trang bị có hệ thống các kiến thức giáo dục đại cương, các kiến thức cơ sở, kiến thức chung của ngành Giới và phát triển như phân tích giới, lồng ghép giới, lập kế hoạch có trách nhiệm giới, v.v. Đặc biệt, sinh viên được cung cấp các kiến thức chuyên ngành liên quan đến các vấn đề kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội. Ngoài ra, chương trình cũng cung cấp cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng hỗ trợ khác; tạo điều kiện cho sinh viên thực hành các kiến thức cơ bản đã được học thông qua các chuyên đề thực hành và thực tập tốt nghiệp.

Sau khi học, sinh viên đạt được những kỹ năng sau:

  • Kỹ năng tư duy nhạy cảm giới
  •  Kỹ năng phát hiện và phân tích vấn đề có nhạy cảm giới;
  • Kỹ năng tham mưu, đề xuất giải pháp chính sách;
  •  Kỹ năng phân tích giới, lồng ghép giới;
  • Kỹ năng đánh giá tác động chính sách;
  • Kỹ năng xây dựng và quản lý dự án phát triển
  • Kỹ năng tuyên truyền, vận động giới;
  • Kỹ năng tư vấn giới, tư vấn xã hội cho các chương trình, dự án; Kỹ năng giám sát, phản biện xã hội;
  • Kỹ năng đánh giá, tổng kết thực tiễn;
  • Kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm;
  • Kỹ năng nghiên cứu khoa học; kỹ năng làm việc độc lập, sáng tạo…

TC1: Củng cố niềm tin vào chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức cách mạng, phấn đấu trở thành người công dân tốt.

TC2: Tuân thủ quy định pháp luật, chuẩn mực nghề nghiệp, tự học tập, tích lũy, cập nhật kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ quan điểm cá nhân.

TC3: Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.

TC4: Tích hợp năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ, hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh;

Ngoại ngữ

Sinh viên được lựa chọn học và đạt chuẩn đầu ra về ngoại ngữ theo ngôn ngữ Tiếng Anh. Sử dụng được Tiếng Anh giao tiếp ở trình độ Bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam: có thể hiểu được các ý chính của một đoạn văn hay bài phát biểu chuẩn mực, rõ ràng về các chủ đề quen thuộc trong công việc, trường học, giải trí, v.v…; có thể xử lý hầu hết các tình huống xảy ra khi đến khu vực có sử dụng ngôn ngữ đó; có thể viết đoạn văn đơn giản liên quan đến các chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân quan tâm; có thể mô tả được những kinh nghiệm, sự kiện, giấc mơ, hy vọng, hoài bão và có thể trình bày ngắn gọn các lý do, giải thích ý kiến và kế hoạch của mình; có thể đọc, hiểu các tài liệu, văn bản thuộc chuyên ngành đào tạo.

Tin học

IT1: Có khả năng hiểu biết tổng quan về hệ thống máy tính, tổ chức dữ liệu, các tài nguyên và mạng máy tính. Thành thạo các kỹ năng sử dụng một số phần mềm văn phòng, khai thác ứng dụng tài nguyên, dịch vụ mạng internet theo Thông tư số 03/2014/TT-BGDĐT ngày 11/3/2014 hoặc tương đương với chứng chỉ do Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức để phục vụ cho việc xét tốt nghiệp

Triển vọng nghề nghiệp

Cử nhân ngành Giới và Phát triển trình độ đại học có thể làm các công việc sau:

  • Là cán bộ, chuyên viên trong các cơ quan chuyên trách Hội liên hiệp Phụ nữ các cấp từ Trung ương đến địa phương;
  • Là cán bộ, chuyên viên làm việc độc lập tại các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội;
  • Làm chuyên gia tư vấn giới hoặc tư vấn giới, tư vấn xã hội cho các dự án, các chương trình phát triển;
  • Là cán bộ hoạch định chính sách, các chuyên viên làm việc trong các ban ngành từ Trung ương đến địa phương;

  • Là chuyên viên, cán bộ chương trình, điều phối viên các dự án phát triển, chương trình phát triển;

  • Là cán bộ, nhân viên trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các tổ chức cộng đồng;

  • Là giảng viên, chuyên viên về Giới và Phát triển, nghiên cứu viên trong các nhà trường, học viện, v.v.