Trang chủ      /     Hệ đào tạo

Multimedia communication

Mã ngành đào tạo

7320104

Trình độ đào tạo

Đại học

Văn bằng tốt nghiệp

Bằng cử nhân

Thời gian đào tạo

4 năm
Tốt nghiệp sớm: 3,5 năm
Thời gian tối đa: 6 năm

Tổ hợp môn

A00: Toán – Lý – Hóa
A01: Toán – Lý – Anh
D01: Toán – Văn – Anh
C00: Văn – Sử – Địa

Tổng quan

Đào tạo người học có đầy đủ các năng lực về kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm gắn với đặc thù của ngành Truyền thông đa phương tiện, đáp ứng được các chuẩn đầu ra bậc 6 được tuyên bố trong Khung trình độ Quốc gia Việt Nam, phù hợp, gắn kết với sứ mệnh, tầm nhìn và định hướng phát triển trở thành cơ sở giáo dục đại học theo định hướng ứng dụng của Học viện Phụ nữ Việt Nam. Người học được trang bị nền tảng lý luận chính trị vững chắc, kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật của ngành Truyền thông đa phương tiện, có kỹ năng thực hành cơ bản, có nhận thức giới trong sáng tạo sản phẩm truyền thông, có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm, có năng lực sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, có khả năng ngoại ngữ và tin học đáp ứng yêu cầu công việc, thích nghi với môi trường làm việc, có ý thức phục vụ nhân dân và giải quyết những vấn đề thuộc ngành Truyền thông đa phương tiện.

Điều kiện tuyển sinh

TUYỂN THẲNG

THEO KẾT QUẢ THI THPT QUỐC GIA

HỌC BẠ

Cấu trúc chương trình

Cấu trúc chương trình

Chương trình đào tạo bao gồm 121 tín chỉ, trong đó: Giáo dục đại cương: 25 tín chỉ; Kiến thức cơ sở ngành: 21 tín chỉ; Kiến thức ngành: 41 tín chỉ; Kiến thức chuyên sâu: 15 tín chỉ; Thực tập tốt nghiệp và khóa luận tốt nghiệp: 19 tín chỉ. Tỷ lệ thực hành là 50% (60/121 tín chỉ).

1. Kiến thức giáo dục đại cương (25 tín chỉ ) – không bao gồm Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và Ngoại ngữ)

1.1. Lý luận chính trị (11 tín chỉ)

1.2. Khoa học xã hội (7 tín chỉ)

1.3. Ngoại ngữ (14 tín chỉ)

1.4. Tin học – Khoa học tự nhiên (3 tín chỉ), giáo dục thể chất, quốc phòng – an ninh

1.5. Các học phần tự chọn (Chọn 2 trong 8 học phần, 4 tín chỉ)

2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (96 tín chỉ)

2.1. Kiến thức cơ sở ngành (21 tín chỉ)

2.1.1. Kiến thức bắt buộc (15 tín chỉ)

2.1.2. Tự chọn 2 (Chọn 3 trong 12 học phần, chọn ít nhất 6 tín chỉ)

2.2. Kiến thức của ngành (41 tín chỉ)

2.2.1. Kiến thức bắt buộc (29 tín chỉ)

2.2.2. Tự chọn 3 (chọn 4 trong 12 học phần, 12 tín chỉ)

2.3. Kiến thức chuyên sâu của ngành (15 tín chỉ)

2.3.1. Khối kiến thức chuyên sâu về Thiết kế đa phương tiện (15 tín chỉ)

2.3.2. Khối kiến thức chuyên sâu về Báo chí đa phương tiện (15 tín chỉ)

2.2.3. Khối kiến thức chuyên sâu về Truyền thông doanh nghiệp (15 tín chỉ)

2.4. Kiến tập nghề nghiệp và Thực tập tốt nghiệp, Khóa luận và tương đương (19 tín chỉ)

Kế hoạch giảng dạy theo chuẩn đầu ra

Dự kiến kế hoạch giảng dạy

Tin học đại cương

3 tín chỉ

Nhiếp ảnh

3 tín chỉ

Xử lý hình ảnh

3 tín chỉ

Nhập môn tư duy thị giác

3 tín chỉ

Lý thuyết truyền thông

2 tín chỉ

Giáo dục Quốc phòng (GDQP)

8 tín chỉ

Tiếng anh 1

3 tín chỉ

Triết học Mác – Lênin

3 tín chỉ

Cơ sở văn hoá Việt Nam

2 tín chỉ

Nhập môn TTĐPT

3 tín chỉ

Nghệ thuật đồ họa chữ

3 tín chỉ

Phương pháp nghiên cứu truyền thông

2 tín chỉ

Kỹ thuật ghi hình

3 tín chỉ

Giáo dục thể chất 1

1 tín chỉ

Tiếng anh 2

3 tín chỉ

Kinh tế chính trị Mác – Lênin

2 tín chỉ

Giới và phát triển

2 tín chỉ

Đạo đức và pháp luật truyền thông

3 tín chỉ

Cơ sở lí luận báo chí truyền thông

2 tín chỉ

Kịch bản truyền thông

3 tín chỉ

Tự chọn 1 (chọn 1 trong 8 học phần)

2 tín chỉ

Kiến tập

2 tín chỉ

Giáo dục thể chất (GDTC) 2

1 tín chỉ

Tiếng anh 3

3 tín chỉ

Chủ nghĩa xã hội khoa học

2 tín chỉ

Khởi nghiệp kinh doanh

3 tín chỉ

Biên tập audio và video

3 tín chỉ

Thiết kế sản phẩm truyền thông cơ bản

3 tín chỉ

Kỹ xảo đa phương tiện

3 tín chỉ

Tự chọn 1 (chọn 1 trong 8 học phần)

2 tín chỉ

Tiếng Anh 4

3 tín chỉ

Lịch sử Đảng CSVN

2 tín chỉ

Truyền thông mạng xã hội

3 tín chỉ

Dựng hình 3D cơ bản

3 tín chỉ

Thiết kế nhận diện thương hiệu

3 tín chỉ

Minh họa kĩ thuật số

3 tín chỉ

Tự chọn 2 (chọn 1 trong 12 học phần)

2 tín chỉ

Giáo dục thể chất (GDTC) 3

1 tín chỉ

Tiếng Anh 5

2 tín chỉ

Kỹ năng khai thác thông tin

3 tín chỉ

Kỹ năng viết cho truyền thông

3 tín chỉ

Ứng dụng báo chí trên nền tảng số

3 tín chỉ

Quan hệ công chúng

3 tín chỉ

Chiến dịch truyền thông

3 tín chỉ

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2 tín chỉ

Thiết kế đồ họa Game

3 tín chỉ

Đồ họa chuyển động 2D

3 tín chỉ

Tự chọn 2 (chọn 2 trong 12 học phần)

4 tín chỉ

Tự chọn 3 (chọn 1 trong 12 học phần)

3 tín chỉ

Tác phẩm báo chí đa phương tiện

3 tín chỉ

Biên tập tác phẩm đa phương tiện

3 tín chỉ

Văn hóa doanh nghiệp và truyền thông nội bộ

3 tín chỉ

Quản trị thương hiệu và hình ảnh

3 tín chỉ

Tự chọn 3 (chọn 3 trong 12 học phần)

9 tín chỉ

Quản lý dự án đa phương tiện

2 tín chỉ

Thực tập chuyên ngành

3 tín chỉ

Thực tập tốt nghiệp

8 tín chỉ

Khóa luận/Đồ án tốt nghiệp/Học phần thay thế (chọn 2 trong 14 học phần ở Tự chọn 3)

6 tín chỉ

Môn học tiên quyết

Môn học bắt buộc

Môn học chuyên ngành

Môn học tự chọn

Môn học tiên quyết

Môn học bắt buộc

Môn học chuyên ngành

Chuẩn đầu ra

KT1: Hiểu/nắm vững được những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xác định được các vấn đề chính trị, xã hội, an ninh – quốc phòng phù hợp với đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan hoạt động của ngành Truyền thông đa phương tiện.

KT2: Diễn giải được những kiến thức cơ bản của ngành, kiến thức về phương pháp nghiên cứu truyền thông; phân tích, so sánh, vận dụng lí luận báo chí, lý thuyết truyền thông vào sáng tạo sản phẩm truyền thông; có hiểu biết về pháp luật và đạo đức truyền thông; phân tích, lý giải được các vấn đề của truyền thông mạng xã hội, dự án đa phương tiện; vận dụng tư duy thị giác, xử lý hình ảnh, kỹ xảo đa phương tiện, đồ họa chữ vào thiết kế ấn phẩm truyền thông; vận dụng kiến thức nhiếp ảnh, ghi hình, biên tập audio và video vào sản xuất sản phẩm đa phương tiện; có kiến thức về văn hóa Việt Nam và khởi nghiệp kinh doanh.

KT3: Phân tích được những kiến thức về giới trong lĩnh vực truyền thông làm cơ sở đề xuất những thay đổi trong thiết kế và quảng bá sản phẩm truyền thông có nhạy cảm giới.

KT4: Vận dụng kiến thức về công nghệ thông tin, ngoại ngữ, quản lý dự án, điều hành vào xây dựng, tổ chức thực hiện sản phẩm truyền thông. Có hiểu biết về năng lực chuyển đổi, thích ứng, nghiên cứu.

* Chuyên ngành Thiết kế đa phương tiện:

KT5a: Vận dụng kiến thức chuyên sâu ngành thiết kế đa phương tiện gồm kiến thức về mỹ thuật, minh họa kĩ thuật số, thiết kế nhận diện thương hiệu, thiết kế hình hiệu, dựng hình 3D, giao diện website, đồ hoạ chuyển động 2D, 3D vào thiết kế sản phẩm truyền thông.

* Chuyên ngành Báo chí đa phương tiện:

KT5b: Vận dụng kiến thức chuyên sâu ngành báo chí đa phương tiện gồm kiến thức về tâm lý học truyền thông, kiến thức về chính trị – xã hội, kỹ năng khai thác thông tin, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng dẫn chương trình, kỹ năng viết, biên tập tác phẩm đa phương tiện, ứng dụng báo chí trên nền tảng số vào sản xuất sản phẩm báo chí đa phương tiện.

* Chuyên ngành Truyền thông doanh nghiệp:

KT5c: Vận dụng kiến thức chuyên sâu ngành truyền thông doanh nghiệp gồm kiến thức marketing căn bản, hành vi người tiêu dùng, truyền thông marketing, chiến dịch truyền thông, kỹ năng đàm phán, giao tiếp, kinh doanh sản phẩm truyền thông số, viết cho truyền thông, tổ chức sự kiện, sản xuất phim quảng cáo, quản trị thương hiệu, truyền thông nội bộ vào tổ chức hoạt động truyền thông cho doanh nghiệp.

KN1: Giải quyết các vấn đề/tình huống trong thực tiễn cuộc sống và công việc theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kỹ năng giải quyết các vấn đề chính trị – xã hội và ra quyết định, năng động sáng tạo trong công việc; vận dụng được kỹ năng giao tiếp công việc, mối quan hệ xã hội; thích nghi trong môi trường làm việc biến động và đa văn hóa.

KN2: Vận dụng thế giới quan, phương pháp nghiên cứu truyền thông, đạo đức và pháp luật truyền thông phục vụ nghề nghiệp; Hình thành ý tưởng sáng tạo, thiết kế, sản xuất, đánh giá, chuyển giao và kinh doanh sản phẩm truyền thông.

KN3: Sử dụng máy ảnh, máy quay phim, phần mềm biên tập audio và video, kỹ năng viết kịch bản để sản xuất sản phẩm đa phương tiện, sáng tạo nội dung số và phát hành trên truyền thông mạng xã hội hoặc đăng tải, phát sóng trên các ấn phẩm báo chí, kênh phát thanh-truyền hình.

KN4: Vận dụng kỹ năng tư duy thị giác, xử lý hình ảnh, đồ họa chữ, kỹ xảo đa phương tiện, các phần mềm thiết kế để thiết kế ấn phẩm truyền thông.

KN5: Rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo, phát triển ý tưởng nội dung, áp dụng hiệu quả vào quá trình sản xuất sản phẩm đa phương tiện. Kỹ năng phân tích giới, sáng tạo các sản phẩm truyền thông có nhạy cảm giới.

KN6: Hình thành và phát triển kỹ năng khởi nghiệp, kỹ năng quản lý dự án đa phương tiện, thực hiện hoạt động tự trải nghiệm thực hành nghề nghiệp, khả năng dẫn dắt, tạo việc làm cho mình và cho người khác.

KN7: Thể hiện được khả năng giao tiếp, đàm phán, làm việc nhóm hiệu quả, có sức khỏe, tự tin thuyết trình; phát triển kỹ năng tự nghiên cứu và học tập suốt đời; kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định tự tin, thành thục.

* Chuyên ngành Thiết kế đa phương tiện:

KN8a: Thực hành kỹ năng chuyên sâu về thiết kế đa phương tiện gồm vẽ phác thảo trên giấy, kỹ năng sử dụng phần mềm đồ họa chuyên nghiệp như Photoshop, Illustrator, 3Dmax,… để minh họa kĩ thuật số, thiết kế nhận diện thương hiệu, thiết kế hình hiệu, dựng hình 3D, thiết kế giao diện website, sản xuất sản phẩm đồ hoạ chuyển động 2D, 3D.

* Chuyên ngành Báo chí đa phương tiện:

KN8b: Thực hành kỹ năng chuyên sâu về báo chí đa phương tiện gồm kỹ năng khai thác thông tin, thuyết trình, dẫn chương trình, kỹ năng viết, biên tập tác phẩm đa phương tiện (tin, bài, podcast, sản phẩm truyền hình…), ứng dụng báo chí trên nền tảng số vào sáng tạo tác phẩm báo chí đạt yêu cầu, được đăng tải, phát sóng trên các trang báo mạng điện tử, kênh phát thanh-truyền hình.

* Chuyên ngành Truyền thông doanh nghiệp:

KN8c: Thực hành kỹ năng chuyên sâu về truyền thông doanh nghiệp gồm marketing căn bản, hành vi người tiêu dùng, truyền thông marketing, đàm phán, giao tiếp trong kinh doanh, viết cho truyền thông, tổ chức sự kiện, sản xuất phim quảng cáo, quản trị thương hiệu, truyền thông nội bộ để tổ chức chiến dịch, hoạt động truyền thông cho doanh nghiệp.

TC1: Củng cố niềm tin vào chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức cách mạng, phấn đấu trở thành người công dân tốt.

TC2: Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.

TC3: Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ. Tự nghiên cứu phát hiện vấn đề, định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân.

Ngoại ngữ

– NN1: Sử dụng được Tiếng Anh giao tiếp ở trình độ Bậc 3/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam: có thể hiểu được các ý chính của một đoạn văn hay bài phát biểu chuẩn mực, rõ ràng về các chủ đề quen thuộc trong công việc, trường học, giải trí, v.v…; có thể xử lý hầu hết các tình huống xảy ra khi đến khu vực có sử dụng ngôn ngữ đó; có thể viết đoạn văn đơn giản liên quan đến các chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân quan tâm; có thể mô tả được những kinh nghiệm, sự kiện, giấc mơ, hy vọng, hoài bão và có thể trình bày ngắn gọn các lý do, giải thích ý kiến và kế hoạch của mình.

Bảng tham chiếu quy đổi một số chứng chỉ năng lực Tiếng Anh tương đương bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam:

Tin học

IT1: Có khả năng hiểu biết tổng quan về hệ thống máy tính, tổ chức dữ liệu, các tài nguyên và mạng máy tính. Thành thạo các kỹ năng sử dụng một số phần mềm văn phòng, khai thác ứng dụng tài nguyên, dịch vụ mạng internet theo Thông tư số 03/2014/TT-BGDĐT ngày 11/3/2014 hoặc tương đương với chứng chỉ do Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức để phục vụ cho việc xét tốt nghiệp

Triển vọng nghề nghiệp

Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp sinh viên có nhiều cơ hội lựa chọn vị trí việc làm, cụ thể:

– Chuyên viên thiết kế, kỹ thuật tại các cơ quan, doanh nghiệp như: Chuyên viên thiết kế đồ họa, thiết kế trò chơi điện tử, thiết kế đồ họa chuyển động, phim quảng cáo, kỹ thuật viên dựng audio – video;

– Chuyên viên quảng cáo, quan hệ công chúng, quản trị truyền thông, quản trị trang thông tin điện tử (website), tổ chức sự kiện.

– Phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan báo chí – truyền thông, cán bộ tại các cơ quan quản lý của nhà nước về báo chí, truyền thông: phóng viên, biên tập viên, người dẫn chương trình, tổ chức sản xuất chương trình, chuyên viên quản lý nhà nước về báo chí – truyền thông.

– Cán bộ phụ trách tuyên truyền, chuyên viên quản lý truyền thông trong các cơ quan thuộc hệ thống khối dân vận và khối mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội từ trung ương đến địa phương.

– Chuyên viên truyền thông trong các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các tổ chức hữu nghị.

– Khởi nghiệp và làm chủ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm truyền thông đa phương tiện.

– Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy về lĩnh vực truyền thông tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu và các cơ sở đào tạo như trường đại học, cao đẳng, trung tâm giáo dục nghề nghiệp hoặc đi học nâng cao trình độ ở bậc sau đại học.