Du lịch cộng đồng còn được gọi với nhiều tên như “du lịch ba cùng: cùng ăn – cùng ở – cùng làm”, “Du lịch xóa đói, giảm nghèo”,… Phát triển du lịch cộng đồng cần được coi là một chiến lược, một giải pháp mang tính nhân văn sâu sắc, góp phần phát triển kinh tế – Xã hội bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng, bảo vệ và khai thác tài nguyên môi trường hiệu quả, tạo ra sự công bằng xã hội, đặc biệt đối với các địa phương giảu tài nguyên du lịch song kinh tế – xã hội còn kém phát triển.
Cho đến nay, ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn về du lịch cộng đồng còn chưa nhiều, chưa thật tổng quan và hệ thống. Hiện nay, du lịch cộng đồng đã được đưa vào giảng dậy, nghiên cứu tại nhiều khoa, ngành du lịch trong các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam. Vì vậy trên cở sở nghiên cứu hệ thống lý luận và thực tiễn việc phát triển du lịch công đồng tại Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới trong nhiều năm, cùng với việc vận dụng kết quả của những công trình khoa học về du lịch cộng đồng nhóm tác giả Bùi Thị Hải Yến, Phạm Thị Ngọc Diệp, Nguyễn Thị Thúy Hằng, Lê Thị Hiền Thanh, Phạm Bích Thủy đã tiến hành biên soạn cuốn sách Du lịch cộng đồng.
Nội dung cuốn sách cung cấp cho độc giả những vấn đề lý luận, thực tiễn phát triển du lịch cộng đồng nói chung, các nguồn lực cho phát triển loại hình du lịch này ở Việt Nam. Qua đó, giúp độc giả có thể lĩnh hội được những thông tin bổ ích, cập nhật về nọi dung của cuốn sách và có những quan điểm, hành động có trcsh nhiệm khi tham gia các hoạt động du lịch cộng đồng, phát triển cộng đồng, bảo vệ các nguồn tài nguyên môi trường du lịch của đất nước theo hướng bền vững.
Cuốn sách có thể dùng làm tài liệu khảo cứu, học tập cho sinh viên, giảng viên của các khoa, ngành du lịch ở các trường đại học, cao đẳngtrong cả nước. Đồng thời, cuốn sách có thể được dùng làm tài liệu khảo cứu cho các nhà nghiên cứu, quản lý và kinh doanh du lịch cũng như những ai quan tâm đến nội dung được biên soạn trong cuốn sách.