Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, việc thúc đẩy phát triển quan hệ lao động lành mạnh ở nước ta đang đặt ra những yêu cầu bức xúc, trong đó đặc biệt là những vấn đề như cơ chế ban bên, cơ chế hai bên, thương lượng trong quan hệ lao động, đình công… Để quản lý, điều chỉnh quan hệ lao động phù hợp với thực tiễn và có hệu quả, đòi hỏi các nhà quản lý, người sử dụng lao động, cán b�� công đoàn phải c�� kiến thức và kỹ năng cần thiết về quan hệ lao động. Đặc biệt, tại c��c trường đại học có đào tạo chuyên ngành quản trị nhân lực thì việc đưa môn học quan hệ lao động vào giảng dạy nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng về quan hệ lao động là rất cần thiết.

            Giáo trình Quan hệ lao động gồm 2 phần:

            – Phần I : Các vấn đề cơ bản về quan hệ lao động

            – Phần II : Quan hệ lao động ở Việt Nam

            Môn học quan hệ lao động là môn học thuộc lĩnh vực khoa học kinh tế – xã hội, nghiên cứu sâu về mối quan hệ giữa người sử dụng lao động – người lao động – Nhà nước. Môn học này trang bị cơ sở lý luận, phương pháp luận, các vấn đề thực tiễn của quan hệ lao động Việt Nam và đặc biệt, rèn luyện các kỹ năng tác nghiệp cần thiết trong quan hệ lao động. Theo hướng nay, giáo trình được trang bị theo kiến thức và những kỹ năng cơ bản trong lĩnh vực quan hệ lao động phù hợp với các tri thức hiện đại của thế giới và thực tiễn của Việt nam. Giáo trình này còn có thể là tài liệu tham khảo thiết thực cho cán bộ quản lý ngành lao động – xã hội, giới chủ sử dụng lao động và đại diện cho người lao động.

           Thư viện mời các bạn đón đọc tại tầng 7, tòa nhà A2 – Học viện phụ nữ Việt Nam.