Vốn xã hội là một trong những thuật ngữ quan trọng và phổ biến nhất trong nghiên cứu chính trị – xã hội nửa sau thế kỷ XX. Sự quam tâm rộng rãi đối với vốn xã hội xuất phát từ vai trò quan trọng của xã hội trong xây dựng và hoạch định sự phát triển của các xã hội và cộng đồng.
Như vậy, vốn xã hội (các thành phần cũng như chỉnh thể) có những mối liên hệ và sự tương tác với sự phát triển. Tuy các quan điểm còn khác nhau về mô hình của quan hệ này: tuyến tính hay phi tuyến tính, nhưng các tác giả đều thống nhất rằng giữa vốn xã hội và phát triển có mối liên hệ. mối liên hệ này biểu hiện trong những khía cạnh khác nhau, trên những cấp độ khác nhau. Cuốn giáo trình này cố gắng làm rõ những chủ đề cốt lõi nhất là bản chất của vốn xã hội, vai trò của vốn xã hội trong phát triển bền vững và xử dụng tiếp cận vốn xã hội như một giải thích cho sự phát triển kinh tế, trong chăm sóc sức khỏe và trong đời sống chính trị.
Cuốn sách được cấu trúc với 6 chương, bao gồm:
Chương I: Bản chất và phương pháp đo vốn xã hội
Chương II: Một số bằng chứng thực nghiệm về các thành tố của vốn xã hội
Chương III: Vốn xã hội và sự phát triển bền vững
Chương IV: Vốn xã hội trong phát triển kinh tế
Chương V: Vốn xã hội trong chăm sóc sức khỏe
Chương VI: Vốn xã hội, việc thực thi công vụ và hiệu lực công quyền
Cuốn sách hướng đến độc giả là những nhà nghiên cứu xã hội học nói riêng, các khoa học xã hội liên quan khác nói chung cũng như các độc giả quan tâm đến chủ đề này.