Tổ chức, phối hợp tổ chức 49 lớp bồi dưỡng cho 1.930 học viên, trong đó: 4 lớp bồi dưỡng cho cán bộ Hội LHPN cấp TW, tỉnh cho 179 học viên trong đó có 01 lớp bồi dưỡng cơ bản nghiệp vụ công tác Hội cho cán bộ cơ quan TW Hội LHPN Việt Nam (25 học viên, Học viện phối hợp với Ban Tổ chức TW Hội); 01 lớp bồi dưỡng cơ bản nghiệp vụ công tác Hội cấp tỉnh (38 học viên, tại Phân hiệu).
02 lớp bồi dưỡng cơ bản nghiệp vụ công tác Hội cho cán bộ Hội LHPN cấp huyện (51 học viên tại Học viện và 65 học viên tại Phân hiệu).; Liên kết với Hội LHPN các tỉnh/thành phố tổ chức 09 lớp “Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội cho cán bộ Hội LHPN cấp cơ sở cho 448 học viiên cụ thể là Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội cho cán bộ Hội LHPN cấp cơ sở theo hình thức liên kết với Hội LHPN các tỉnh/thành (01 lớp 50 học viên tại tỉnh Thanh Hóa; 01 lớp 41 học viên tại tỉnh Lai Châu; 02 lớp 112 học viên tại tỉnh Bắc Ninh; 01 lớp 54 học viên TP Hải Phòng; 02 lớp 111 học viên tại TP Hồ Chí Minh; 02 lớp sơ cấp nghề gồm 80 nghề tại tỉnh Yên Bái và Lạng Sơn).
Tổ chức 36 lớp bồi dưỡng cập nhật, kỹ năng cho 1303 học viên trong đó có 8 lớp cho 462 học viên tại Học viên, các tỉnh Quảng Trị và Vĩnh Long (do Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ tổ chức); 5 lớp gồm 174 học viên tại Phân hiệu, Sóc Trăng và Quân đoàn 4 (do Phân hiệu tổ chức); 07 lớp khởi sự kinh doanh (240 học viên) (do Trung tâm Cetcaw tổ chức); 16 lớp gồm 01 lớp Kỹ năng thẩm định vốn vay cho Quỹ Sóc Trăng (31 học viên); 01 lớp TOT cấp chứng chỉ “Trò chơi kinh doanh nhỏ” (24 học viên); 02 lớp Trò chơi kinh doanh nhỏ (45 học viên); 02 lớp Quản trị rủi ro tín dụng (66 học viên); 01 lớp Đào tạo tập huấn viên về trò chơi tiết kiệm (25 học viên); 01 lớp Quản lý nguồn nhân lực ( 26 học viên); 02 lớp Kế toán tài chính ( 59 học viên); 06 lớp Trò chơi tiết kiệm (152 học viên) (do Trung tâm tài chính vi mô tổ chức).
Ngoài ra, trong năm 2019, Học viện Phụ nữ Việt Nam cũng phối hợp với Ban Tổ chức TW Hội hoàn thiện phân bổ kinh phí thực hiện tại TW và 22 tỉnh khó khăn thuộc Đề án 1893 năm 2020 gửi Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính; xây dựng kế hoạch và dự toán 2 lớp Bồi dưỡng cho cán bộ nữ Lào, Campuchia năm 2020 trình Ban Đối ngoại Trung ương và Bộ Kế hoạch – Đầu tư …; Hướng dẫn, hỗ trợ Hội Liên hiệp Phụ nữ các tỉnh xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí Đề án 1893 năm 2020; Phối hợp với Vụ các trường Chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh biên tập tài liệu cập nhật và hướng dẫn giảng viên các trường chính trị giảng chuyên đề “Nghiệp vụ Công tác Hội Phụ nữ và vận động phụ nữ ở cơ sở” thuộc chương trình Trung cấp Lý luận chính trị – hành chính; bồi dưỡng cập nhật cho 70 giảng viên các trường chính trị về chuyên đề bồi dưỡng nghiệp vụ Hội.
Đối với công tác bồi dưỡng sinh viên, Trung tâm đào tạo và nâng cao năng lực phụ nữ đã tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh đầu vào cho 666 sinh viên khóa 7. Tổ chức 15 lớp đào tạo tiếng Anh theo chương trình TOEIC cho 443 sinh viên, trong đó có 12 lớp Course 1 cho 355 sinh viên và 3 lớp Course 2 cho 88 sinh viên.
Năm 2019, ngoài các công việc bồi dưỡng theo kế hoạch thì Trung tâm bồi dưỡng cán bộ đã chủ động phối hợp hiệu quả với Ban Tổ chức TW Hội và các cơ quan, tổ chức khác trong việc chuẩn bị văn bản đề xuất thành công kinh phí thực hiện Đề án 1893 năm 2020 tại Trung ương và 22 địa phương. Tổ chức thành công nhiều lớp bồi dưỡng cán bộ Hội các cấp trong điều kiện không có nguồn kinh phí Đề án 1893 và hỗ trợ kinh phí của Hội. Học viện đã đóng góp 256.579.000 đồng tổ chức các lớp bồi dưỡng cán bộ Hội và thực hiện nhiệm vụ đồng hành cùng phụ nữ biên cương tại Quảng Trị, hỗ trợ tỉnh Vĩnh Long có 20 xã tập hợp dưới 50% hội viên. Khai thác được thêm nguồn kinh phí phục vụ cho đánh giá chất lượng công tác bồi dưỡng của Học viện.