Trang chủ      /     Hệ đào tạo

Social Work

Mã ngành đào tạo

7760101

Trình độ đào tạo

Đại học

Văn bằng tốt nghiệp

Bằng cử nhân

Thời gian đào tạo

4 năm
Tốt nghiệp sớm: 3,5 năm
Thời gian tối đa: 6 năm

Tổ hợp môn

C00: Văn – Sử – Địa
D01: Toán – Văn – Anh
D14: Văn – Sử – Anh
D15: Văn – Địa – Anh

Tổng quan

Đào tạo người học đầy đủ các năng lực về kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ trách nhiệm gắn với đặc thù của ngành Công tác hội, đáp ứng được các chuẩn đầu ra bậc 6 được tuyên bố trong Khung trình độ Quốc gia Việt Nam, phù hợp, gắn kết với sứ mệnh, tầm nhìn định hướng phát triển trở thành sở giáo dục đại học theo định hướng ứng dụng của Học viện Phụ nữ Việt Nam. Thông qua việc trang bị toàn diện về kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ trách nhiệm cho người học, chương trình đào tạo hướng tới hình thành, củng cố phát triển khả năng nghề nghiệp trong lĩnh vực Công tác hội đối với người học, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của hội. Người học kiến thức bản về các lĩnh vực liên quan đến phụ nữ, giới bình đẳng giới, thái độ, hành động tích cực trong các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giớiViệt Nam; khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm; năng lực sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp; khả năng ngoại ngữ tin học đáp ứng yêu cầu công việc; thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân.

Điều kiện tuyển sinh

TUYỂN THẲNG

THEO KẾT QUẢ THI THPT QUỐC GIA

HỌC BẠ

Cấu trúc chương trình

– Tổng số tín chỉ: 121 tín chỉ, chưa kể các học phần tiếng Anh (14 TC), giáo dục thể chất (3 TC) và Giáo dục Quốc phòng – An ninh (8 TC). 

– Phân bổ theo các khối kiến thức như sau: 

+ Giáo dục đại cương: 32 tín chỉ, trong đó các học phần bắt buộc là 28 tín chỉ, các học phần tự chọn là 04 tín chỉ. 

+ Kiến thức cơ sở ngành: 18 tín chỉ, trong đó các học phần bắt buộc là 14 tín chỉ, các học phần tự chọn là 04 tín chỉ. 

+ Kiến thức ngành: 53 tín chỉ, trong đó các học phần bắt buộc là 35 tín chỉ, các học phần tự chọn là 18 tín chỉ. 

+ Kiến thức bổ trợ: 07 tín chỉ. 

+ Thực tập tốt nghiệp và khóa luận tốt nghiệp: 11 tín chỉ. 

– Tỷ lệ tín chỉ thực hành/tổng số tín chỉ là: 48/121 (45%). 

1. Kiến thức giáo dục đại cương (32 tín chỉ) – không bao gồm Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòngAn ninh Ngoại ngữ 

1.1. luận chính trị  (11 TC) 

1.2. Khoa học hội (12 TC) 

1.3. Khoa học tự nhiên – Tin học (5TC) 

1.4. Ngoại ngữ (10 TC) 

1.5. Giáo dục thể chấtquốc phòngan ninh 

  • Các học phần tự chọn: 4 TC (chọn 2/4 học phần) 

2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 89 TC 

2.1. Kiến thức sở ngành: 18 TC 

  • Các học phần bắt buộc: 14 TC 
  • Các học phần tự chọn: 4 TC (chọn 2/4 học phần) 

2.2. Kiến thức ngành: 55 TC  

  • Các học phần bắt buộc: 37 TC 
  • Các học phần tự chọn: 18 TC (chọn 6/12 học phần) 

2.3. Kiến thức bổ trợ: 5 TC 

2.4. Thực tập tốt nghiệp làm khóa luận: 11 TC 

Kế hoạch giảng dạy theo chuẩn đầu ra

Triết học Mác- Lênin

3 tín chỉ

Pháp luật đại cương

2 tín chỉ

Tâm lý học đại cương

2 tín chỉ

Xã hội học đại cương

3 tín chỉ

Nhập môn CTXH

2 tín chỉ

Tin học đại cương

3 tín chỉ

Tiếng anh 1

3 tín chỉ

Giáo dục thể chất (HP1)

1 tín chỉ

Giáo dục QP-AN

8 tín chỉ

Kinh tế chính trị

2 tín chỉ

Tâm lý học phát triển

3 tín chỉ

Chính sách xã hội

3 tín chỉ

Kiến tập CTXH

2 tín chỉ

Học phần tự chọn 1

2 tín chỉ

Tiếng anh 2

3 tín chỉ

Giáo dục thể chất (HP2)

1 tín chỉ

Chủ nghĩa xã hội

2 tín chỉ

Tham vấn cơ bản

3 tín chỉ

Hành vi con người và môi trường xã hội

2 tín chỉ

Đạo đức nghề Công tác xã hội

2 tín chỉ

Học phần tự chọn 2

2 tín chỉ

Phương pháp NCKH

2 tín chỉ

Lý thuyết công tác xã hội

3 tín chỉ

Tiếng anh 3

3 tín chỉ

GDTC (HP3)

1 tín chỉ

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

2 tín chỉ

Công tác xã hội cá nhân

3 tín chỉ

Công tác xã hội nhóm

3 tín chỉ

Thực hành CTXH cá nhân

3 tín chỉ

Thực hành công tác xã hội nhóm

3 tín chỉ

Kiểm huấn trong CTXH

2 tín chỉ

Tiếng Anh 4

3 tín chỉ

Tư tưởng Hồ Chí Minh

3 tín chỉ

Thống kê xã hội

2 tín chỉ

Phát triển cộng đồng

3 tín chỉ

TH Phát triển cộng đồng

3 tín chỉ

Học phần tự chọn 1

3 tín chỉ

Học phần tự chọn 2

3 tín chỉ

Tiếng anh 5

2 tín chỉ

Quản trị Công tác xã hội

3 tín chỉ

Tiếng Anh chuyên ngành Công tác…

2 tín chỉ

Nghiệp vụ công tác phụ nữ

3 tín chỉ

Học phần tự chọn 3

3 tín chỉ

Học phần tự chọn 4

3 tín chỉ

Học phần tự chọn 5

3 tín chỉ

Khởi nghiệp kinh doanh

3 tín chỉ

Công tác xã hội gia đình

3 tín chỉ

Giới và phát triển

2 tín chỉ

Học phần tự chọn 1

2 tín chỉ

Học phần tự chọn 2

2 tín chỉ

Học phần tự chọn 6

3 tín chỉ

Thực tập tốt nghiệp

5 tín chỉ

Khóa luận tốt nghiệp hoặc học…

6 tín chỉ

Môn học tiên quyết

Môn học bắt buộc

Môn học chuyên ngành

Môn học tự chọn

Môn học tiên quyết

Môn học bắt buộc

Môn học chuyên ngành

Chuẩn đầu ra

KT1: Hiểu được những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xác định được các vấn đề chính trị, xã hội, an ninh – quốc phòng phù hợp với đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan hoạt động của ngành Công tác xã hội. 

KT2: Vận dụng được các kiến thức cơ bản của ngành, kiến thức về các phương pháp Công tác xã hội, lịch sử phát triển của ngành; phân tích, so sánh, vận dụng lý thuyết Công tác xã hội vào việc trợ giúp đối tượng giải quyết vấn đề của bản thân; thực hiện các quy điều đạo đức nghề Công tác xã hội; vận dụng được các chính sách xã hội trong công việc chuyên môn; có kiến thức con người về các mặt thể chất, nhận thức, tâm lý, hành vi; phân tích, lý giải được các vấn đề xã hội liên quan đến các lĩnh vực như: văn hóa, kinh tế, chính trị, dân số, di dân, đô thị hóa, giới và bình đẳng giới, công tác phụ nữ… hỗ trợ cho việc xác định đặc thù của cá nhân, nhóm, cộng đồng; có kiến thức về thống kê xã hội và khởi nghiệp.    

KT3: Vận dụng được kiến thức ngành, các phương pháp nghiên cứu để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu trong công tác xã hội và các lĩnh vực của đời sống xã hội.  

KT4: Vận dụng kiến thức ngành, các phương pháp, tiến trình công tác xã hội vào thực hiện quy trình đánh giá vấn đề, lập kế hoạch, đề xuất và tổ chức thực hiện các can thiệp trợ giúp cá nhân, gia đình, nhóm, tổ chức và cộng đồng nâng cao năng lực tự giải quyết vấn đề. 

KT5: Sử dụng kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc.   

KN1: Có kỹ năng giải quyết các vấn đề/tình huống trong thực tiễn cuộc sống và công việc theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có khả năng làm việc nhóm; có kỹ năng giải quyết các vấn đề chính trị – xã hội và ra quyết định, năng động sáng tạo trong công việc; vận dụng được kỹ năng giao tiếp công việc, mối quan hệ xã hội; thích nghi trong môi trường làm việc biến động và đa văn hóa.   

KN2: Có khả năng vận dụng thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và các phương pháp nghiên cứu vào nghiên cứu khoa học phục vụ cho nghề Công tác xã hội; có kỹ năng phát hiện những vấn đề khoa học, phân tích các nội dung của lý thuyết Công tác xã hội để áp dụng vào những trường hợp cụ thể; sử dụng kết quả nghiên cứu vào thực hành Công tác xã hội.  

KN3: Có khả năng vận dụng phương pháp đánh giá hệ thống các mối quan hệ của thân chủ trong quá trình trợ giúp; có khả năng lựa chọn biện pháp can thiệp phù hợp với từng thân chủ dựa trên kết quả đánh giá thực tế, dựa trên các giá trị văn hoá- xã hội và sự ưu tiên theo hệ thống các mối quan hệ của thân chủ; có thể áp dụng các biện pháp can thiệp, trợ giúp cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng giải quyết các vấn đề nảy sinh.  

KN4: Có kỹ năng thu hút, vận động sự tham gia của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng; huy động và điều phối sự tham gia đó vào quá trình làm việc. Có kỹ năng tuyên truyền nâng cao nhận thức và giảm kỳ thị đối với các đối tượng yếu thế. 

KN5: Có khả năng đánh giá tác động của từng chính sách đến các cá nhân thân chủ, đồng thời tham mưu, tư vấn, khuyến nghị điều chỉnh, bổ sung và cập nhật chính sách mới theo hướng đảm bảo lợi ích cho họ. 

KN6: Có kỹ năng đọc – hiểu, phân tích, tổng hợp và viết tóm tắt các tài liệu khoa học, viết báo cáo khoa học và đánh giá nghiên cứu khoa học. 

KN7: Thực hiện được các hoạt động tự trải nghiệm thực hành nghề nghiệp, có kỹ năng xây dựng và quản lý dự án phát triển cộng đồng. 

KN8: Có khả năng kết nối nguồn lực, phát triển mạng lưới xã hội trong hợp tác nghiên cứu và làm việc về lĩnh vực Công tác xã hội; có khả năng tự học tập và nghiên cứu. 

TC1: Có lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng; tin tưởng tuyệt đối vào chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có tinh thần trách nhiệm, tính tự giác trong học tập và rèn luyện góp phần xây dựng đất nước.  

TC2: Tự giác, tích cực học hỏi, bổ sung, cập nhật thông tin, kiến thức mới về nghề nghiệp; làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi; có trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm; chịu trách nhiệm về các công việc được giao; tuân thủ các giá trị, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp trong quá trình tác nghiệp; đặt lợi ích của đối tượng là mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động nghề nghiệp, có ý thức bảo vệ lợi ích lâu dài và liên tục cho đối tượng; tôn trọng đời tư, quyền tự quyết và quyền bảo mật của đối tượng; khuyến khích, hỗ trợ đối tượng thực hiện những mục tiêu phù hợp. 

TC3: Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ. Tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân. 

 

Ngoại ngữ

NN1: Sử dụng được Tiếng Anh giao tiếp ở trình độ Bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam: có thể hiểu được các ý chính của một đoạn văn hay bài phát biểu chuẩn mực, rõ ràng về các chủ đề quen thuộc trong công việc, trường học, giải trí…; có thể xử lý hầu hết các tình huống xảy ra khi đến khu vực có sử dụng ngôn ngữ đó; có thể viết đoạn văn đơn giản liên quan đến các chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân quan tâm; có thể mô tả được những kinh nghiệm, sự kiện, giấc mơ, hy vọng, hoài bão và có thể trình bày ngắn gọn các lý do, giải thích ý kiến và kế hoạch của mình; có thể đọc, hiểu các tài liệu, văn bản thuộc chuyên ngành đào tạo. 

Bảng tham chiếu quy đổi một số chứng chỉ năng lực Tiếng Anh tương đương bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam: 

Tin học

IT1: Có khả năng hiểu biết tổng quan về hệ thống máy tính, tổ chức dữ liệu, các tài nguyên và mạng máy tính. Thành thạo các kỹ năng sử dụng một số phần mềm văn phòng, khai thác ứng dụng tài nguyên, dịch vụ mạng internet theo Thông tư số 03/2014/TT-BGDĐT ngày 11/3/2014 hoặc tương đương với chứng chỉ do Học viện Phụ nữ Việt nam tổ chức để phục vụ cho việc xét tốt nghiệp. 

Triển vọng nghề nghiệp

Với những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, tự nhiên, chính trị, pháp luật, giới và bình đẳng giới, kiến thức chuyên sâu của ngành Công tác xã hội, sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhiệm nhiều vị trí công việc khác nhau, cụ thể: 

  • Là cán bộ, chuyên viên, nghiên cứu viên trong các cơ quan chuyên trách của các tổ chức chính trị – xã hội các cấp từ trung ương đến địa phương. 
  • Là cán bộ hoạch định chính sách xã hội, chuyên viên, nghiên cứu viên trong các cơ quan của ngành Lao động – Thương binh – Xã hội các cấp từ Trung ương đến địa phương.  
  • Là giảng viên, nghiên cứu viên về Công tác xã hội trong các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu, trung tâm, các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp…  
  • Là nhân viên xã hội, kiểm huấn viên, nghiên cứu viên, chuyên viên trong các cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội cho các đối tượng xã hội khác nhau thuộc cơ quan nhà nước, tư nhân, phi chính phủ, quốc tế… 
  • Là cán bộ, chuyên viên làm việc độc lập tại các cơ quan, ban ngành, đoàn thể hoặc thuộc các các lĩnh vực: y tế, giáo dục, pháp luật, phúc lợi xã hội…; công chức làm việc tại các cơ quan/tổ chức địa phương.  
  • Là chủ các cơ sở trợ giúp người yếu thế, tự khởi nghiệp trong các lĩnh vực liên quan đến Công tác xã hội với mục đích phục vụ cộng đồng.